A. Cấu trúc
B. Ý nghĩa
➀ Điều kiện
giả định.
Giả sử A thì B (N5)
Ví dụ:
1. お金がたくさんあったら、世界中を旅行したいです。
Nếu có nhiều
tiền, tôi muốn đi du lịch vòng quanh thế giới
2. あした雨だったら、お花見に行きません。
Nếu ngày mai
trời mưa, tôi sẽ không đi ngắm hoa.
3. 天気がよかったら、散歩に行きましょう。
Nếu mai thời
tiết đẹp, mình cùng đi dạo bộ nhé.
4. 日本語ができなかったら、とても不便です。
Nếu không biết
tiếng Nhật sẽ rất bất tiện.
5. 高くなかったら、買います。
Nếu không đắt
thì tôi sẽ mua.
Lưu ý: A và
B có sự liên quan với nhau về mặt thời gian, A cần xảy ra trước B
② Điều kiện xác định.
Sau khi A xảy
ra, tới mốc thời gian A thì B (N5)
A là điều chắc
chắn xảy ra trong tương lai, không cần giả sử.
Ví dụ 「春になったら」 hiểu là
“tới mùa xuân thì…”
Không phải là “Nếu mùa xuân tới”
Ví dụ:
1. A:もう11時半よ。はやく寝て!
Đã 11 rưỡi rồi đấy. Đi ngủ sớm đi
B:わかったよ。12時になったら寝る。
Con biết rồi, tới 12 giờ thì con ngủ.
2. 夏休みになったら、海に行きます。
Tới nghỉ hè thì tôi sẽ đi biển.
3. 仕事が終わったら、すぐ家に帰ります。
Sau khi kết thúc công việc tôi về nhà ngay.
4. 駅に着いたら、電話して。
Sau khi
đến ga thì gọi điện cho mình nhé.
③ Xin hoặc cho gợi ý, góp ý, lời khuyên, đề xuất
phương án giải quyết..
Ví dụ:
1.
A:日本語がなかなかうまく話せないんですが、どうしたらいいですか。
Mãi mà tiếng
tớ không nói được tốt, tớ nên làm thế nào bây giờ?
B:日本語学校に行ったらどうですか。
Cậu đi học ở trường tiếng Nhật xem sao.
2.
A: 在留カードをなくしたんですが、どうしたらいいですか。
Mình làm mất
thẻ ngoại kiều rồi, mình nên làm gì bây giờ?
B: すぐ入管に連絡したらいいと思いますよ。
Tớ nghĩ cậu nên liên lạc với cục xuất nhập cảnh ngay.
3. A:これ、おいしいかな。
Cái này, không biết có ngon không nhỉ?
B:食べてみたら↗! Cậu ăn thử xem sao.
Lưu ý:
1‐ trong giao tiếp suồng sã
có thể lược bỏ いいですよ/どうですか rồi nhấn cao giọng たら
2‐ cách nói khác của Vたらどうですか là Vてはどうですか
④ Phát hiện, sau khi làm hành động A mới biết
B.
• B là điều bất ngờ, không biết trước
• Vế sau luôn là quá khứ
Ví dụ:
1. 銀行に行ったら休みだった。
Đến ngân hàng rồi mới biết hôm nay họ
nghỉ.
2. 窓を開けたら雨が降っていた。
Mở cửa
sổ thì thấy trời mưa. (mở ra mới biết là mưa)
3. 見た目はおいしくなさそうだけど、食べてみたら意外に美味しかった。
Vẻ bề ngoài
trông không ngon, nhưng ăn thử thì thấy ngon bất ngờ.
4. ス―パーで買い物をしていたら、先生に会いました。
Đang mua sắm
ở siêu thị thì gặp thầy giáo.
Ngoài ra , 「~たら」 còn có nhiều cách sử dụng khác nữa
1- dùng để diễn tả sự tiếc nuối, hối hận (N3)
(xem chi tiết tại (link)
VD 1: sau
khi thi trượt, hối hận vì đã không chăm học hơn :
もっと勉強したらよかった(のに).
Biết thế này đã cố học thêm tí nữa
VD 2: Mua
giày nhưng không thử, đến lúc về nhà đeo mới thật chật. Hối hận vì đã không thử
trước khi mua:
くつを買う前にはいてみたらよかったのになあ。
Biết thế này đã theo thử trước khi mua
2- diễn tả sự mong muốn cho mình hoặc cho người khác
(xem chi tiết tại (link)
VD1: Sắp
đi du lịch và mong muốn trời không mưa.
旅行のとき、雨がふらなかったらいいな。
Ước gì lúc đi du lịch trời không
mưa.
VD 2: Thấy
bạn bị cảm cúm, mong bạn mau khỏe.
A: かぜをひいたんです。 Mình bị cảm rồi.
B: そうなんですか。はやく治ったらいいですね。
Ôi vậy
à. Chúc cậu mau khỏi nhé
Viết đánh giá công khai