A. Cấu trúc
Thể thông
thường +と
B. Ý nghĩa
Cứ A thì luôn luôn B
Diễn tả điều hiển nhiên, khi A xảy ra thì điều tất yếu B sẽ xảy
ra
(ví dụ hiện tượng
thiên nhiên, thao tác máy móc, thói quen có sự lặp đi lặp lại, điều hiển nhiên
không bàn cãi… ).
Ví dụ:
• Hiện tượng thiên nhiên
1. 春になると、花がたくさん咲きます。
Cứ tới mùa xuân thì có rất nhiều hoa nở.
2.秋になると、葉の色が変わります。
Cứ tới mùa thu thì lá cây sẽ đổi màu.
• Thao tác máy móc
1.この赤いボタンを押すと、おつりが出ます。
Hễ gạt cần gạt này thì tiền thừa sẽ ra
2.この赤いボタンを押すと、テレビが付きます。
Hễ ấn nút đỏ này thì ti-vi sẽ bật.
3.このつまみを右に回すと音が大きくなります。
Hễ xoay cái nút này thì âm thanh sẽ to lên.
• Chỉ đường
1.その橋を渡って、50メートル行くと、右に銀行があります。
Băng qua cây cầu đó rồi đi 50m sẽ thấy ngân hàng ở bên tay
trái.
2.その信号を右に曲がると、左に交番があります。
Rẽ phải ở chỗ đèn tín hiệu giao thông đó sẽ
thấy đồn cảnh sát ở bên trái.
• Thói quen, có sự lặp đi lặp lại, cứ A thì luôn luôn B
( nếu là
thói quen, cần dùng các từ vựng いつも、毎朝、毎晩、毎日、・・・)
1.いい天気だと、彼女は毎朝散歩に行きます。
Cứ thời tiết đẹp (trời nắng) thì sáng nào cô ấy cũng đi dạo.
2.父はお酒を飲むと、いつも仕事の文句を言う。
Bố tôi cứ uống rượu vào là hay càm ràm về chuyện công việc.
3.百円ショップに行くと、いつもたくさん買ってしまう。
Cứ đi cửa hàng 100 yên là lúc nào tôi cũng mua rất nhiều.
4.静かじゃないと、勉強に集中できません。
Không yên tĩnh thì tôi không thể tập trung làm bài
5. この歌を聞くと昔の恋人を思い出します。
Cứ nghe bài hát này là tôi lại nghĩ về (nhớ về) người yêu cũ)
• Điều hiển nhiên (không bàn cãi)
1.たくさん練習しないと、日本語の会話が上手になりません。
Không luyện tập nhiều thì không (trở nên) giỏi
hội thoại tiếng Nhật.
2.勉強しないと、いい結果が出ません。
Không học bài thì không đạt kết quả tốt.
Chú ý:
A)Nếu vế sau là quá khứ, có thể là 1 trong 2 trường hợp sau:
TH1- Phát hiện (vế sau là điều không biết trước, bất ngờ)
Ví dụ:
Mở cửa sổ ra
mới biết là trời mưa:
窓を開けると、雨が降っていた。
Đến công ty
thì bất ngờ thấy có bó hoa đặt ở trên bàn
今朝会社に来ると、机の上に花束が置いてあった。
TH2- Thói quen đã kết thúc trong quá khứ
Ví dụ:
Hồi nhỏ, cứ đi học về là tôi xem ti-vi
こどものとき、学校から家に帰ってくると、テレビを見ていました。
2)Không dùng trong câu giả sử ( giả sử
A thì B)
お金がたくさんあると、車を買います。(giả sử)
3)Vế sau (B) không được là câu sai khiến,
nguyện vọng, mời rủ, ý chí, xin phép, khuyên bảo
Ví dụ:
· 春になると、桜を見に行きたいです。(nguyện vọng)
· 春になると、桜を見にいきます。(ý chí)
· 春になると、桜を見に行ってください。(sai khiến)
· 春になると、桜を見に行きませんか。(mời rủ)
· 春になると、桜を見に行こう。(động từ thể ý chí)
· 春になると、桜を見にいってもいいですか。(xin phép)
· 春になると、桜を見に行ったほうがいいですよ。(khuyên bảo)
Viết đánh giá công khai