A. Cấu trúc
B. Ý nghĩa
Cách dùng 1: Dùng
để thay thế cho danh từ mà người nói và người nghe (người đọc) đều đã biết
Ví dụ:
1. Tôi
viết Kanji kém. Đọc cũng kém.
わたしは漢字を書くことが苦手です。読むことも苦手です。
→
わたしは漢字を書くのが苦手です。 読むのも苦手です。
➡ の thay thế cho danh từ こと(việc)
2. Thời
gian cuộc họp bắt đầu là 2 giờ chiều.
会議が始まる時間は午後2時です。
→ 会議が始まるのは午後2時です。
➡ のthay thế cho danh từ 時間
3. Người
làm chiếc bánh kem này là ai vậy ạ?
このケーキを作った人はだれですか。
→ このケーキを作ったのはだれですか。
➡ の thay thế cho danh từ 人
4. Nơi
tôi đang sống bây giờ rất tiện lợi.
いま住んでいることろはとても便利です。
→
いま住んでいるのはとても便利です。
➡ の thay thế cho danh từ ところ
5.(tại
cửa hàng bán ô, dù)
A: そのかさはいくらですか。
B: 700円です。
A:じゃ、その赤いのを一本ください。
➡の thay thế cho danh từ かさ
Lưu ý:
の có thể thay thế cho danh từ こと
khi こと có nghĩa là “việc” (có nội dung) và không đứng trước 「です、だ、である、は必要だ、は大切だ」
Ví dụ 1: わたしの趣味は本を読むことです。 cóこと đứng trước です
➡わたしの趣味は本を読むのです。
Ví dụ 2: 人間は趣味を持つことは大切だ。cóこと đứng trước は大切だ
➡人間は趣味を持つのは大切だ。
*Các ngữ pháp khác có ことsau
đây cũng không thể thay こと
thành の :
~たことがある(đã từng~)
~ことがある(cũng có lúc~)
~ことにする(quyết định ~)
~ことになる(được quyết định ~)
ことはない(không cần phải)
~ことになっている(có quy định~, có hẹn~)
…
Cách dùng 2: danh
từ hóa động từ
Ví dụ:
1. 彼は来月結婚するのを知っていますか。
Chị có biết tuần sau anh ấy cưới vợ
không?
2. 午後3時に、駅前で会うのを約束しました。
Tôi đã hẹn gặp với cô ấy ở trước nhà ga
vào lúc 3 giờ chiều.
3. 先生、宿題をやりましたが、持って来るのを忘れてしまいました。
Thưa cô, em đã làm bài tập rồi nhưng em
quen mang đến.
Lưu ý: Nếu V2 là 聞く、聞こえる、見る、見える、待つ 、手伝うthì không thể thay thế の
thành こと
Ví dụ:
1. 先週木村さんがマクドナルドに入るの(こと)を見ました。
Tuần trước tôi đã nhìn thấy anh Kimura
đi vào quán Mc Donal.
2. 彼がもう国へ帰ったの(こと)を聞いたんですが、・・・
Tôi nghe nói anh ấy đã về nước rồi…
3. だれかが外で話しているの(こと)が聞こえた。
Tôi nghe thấy ai đó đang nói chuyện ở
bên ngoài.
4. もう3時間も彼を来るの(こと)を待っているんだ。Tôi đã đợi cô ấy đến tận 3 tiếng rồi
5. 重そうですね。運ぶの(こと)を手伝いましょうか。
Trông có vẻ nặng nhỉ, để em giúp anh
chuyển (đồ) nhé.
Viết đánh giá công khai